Quý khách có nhu cầu tham khảo về Catalogue, khảo sát, tư vấn hay lập dự toán miễn phí, đừng ngần ngại xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nhà ga hàng hoá - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

alt

Hạng mục cung cấp: cửa cuốn

Đôi nét về chủ đầu tư:

Chủ đầu tư : Cụm cảng hàng không miền Bắc (NAA)
Văn phòng Cụm cảng hàng không miền Bắc : Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 8866676; Fax: (84.4) 8865540
Cụm cảng Hàng không miền Bắc được thành lập trên cơ sở sân bay quốc tế Nội Bài ngày 28-2-1977 nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế, phục vụ nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh. Gần 30 năm đã trôi qua Cụm cảng đã thực sự trưởng thành và là cánh chim đầu đàn của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.

Cụm cảng Hàng không miền Bắc được giao nhiệm vụ quản lý các Cảng Hàng không từ Đồng Hới (Quảng Bình) trở ra với nhiệm vụ chính là quản lý và khai thác các cảng hàng không, cung cấp dịch vụ giúp các hãng hàng không hoạt động an toàn, hiệu quả. Phạm vi quản lý rộng, trong đó có sân bay quốc tế Nội Bài, là nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho đơn vị. Xác định được vị trí, vai trò quan trọng trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, tập thể CBCNV Cụm Cảng Hàng không miền Bắc đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ.

Với sân bay quốc tế Nội Bài, từ một sân bay quân sự bị tàn phá bởi chiến tranh, cơ sở vật chất nghèo nàn, thô sơ, nhà ga chỉ là dãy nhà cấp 4, Cụm cảng đã và đang xây dựng hệ thống nhà ga khang trang, hiện đại, trong đó đáng chú ý nhất là nhà ga hành khách T1, đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu cất hạ cánh của các loại máy bay hạng nặng hiện đại… Theo lãnh đạo Cụm, kết quả đó có được trước hết nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước; những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, hiệu quả của ngành.

Song song với việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, Cụm cảng đã từng bước xây dựng các quy chế, quy định nhằm quản lý hiệu quả các cảng hàng không như: quy chế tạm thời phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không, quy chế an ninh hàng không... Hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp tại cảng nhờ đó đi vào nền nếp với mục tiêu: an toàn, hiệu quả, văn minh.
Những năm gần đây, Cụm cảng Hàng không miền Bắc đã tổ chức sản xuất kinh doanh để thích ứng với nền kinh tế thị trường và đạt những thành công đáng khích lệ. Mức tăng trưởng bình quân từ năm 1990 đến nay đạt gần 20%. Từ năm 1995, Cụm cảng đã tự cân đối được thu chi tài chính, hoàn thành tốt các chỉ tiêu thu nộp ngân sách, năm sau luôn cao hơn so với năm trước.
Lãnh đạo Cụm cảng xác định, hàng không là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, CNH-HĐH. Từ nhận định đó, Cụm cảng đã đầu tư phát triển hạ tầng, đổi mới công nghệ phù hợp cho từng lĩnh vực cụ thể theo phương châm “đi tắt, đón đầu”. Hơn 10 năm qua, nhiều thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được lắp đặt tại các cảng hàng không như: ra đa tiếp cận, ra đa thời tiết, hệ thống dẫn đường, hệ thống thông tin liên lạc... Mạng lưới cảng hàng không khu vực được đầu tư, khảo sát, lập quy hoạch phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của khu vực. Sân bay Cát Bi, Điện Biên, Nà Sản, Gia Lâm, Đồng Hới đã được lập quy hoạch tổng thể và từng bước đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Sân bay quốc tế Nội Bài
Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ hai của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở TP.HCM.
Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 45 km về phía Tây Bắc. Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (tiếng Anh: Noi Bai International Airport). Sân bay do Cụm cảng hàng không miền Bắc (NAA), một cơ quan của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quản lý.
Mã IATA: HAN (theo tên của thủ đô Hà Nội)
Mã ICAO: VVNB
Lịch sử:
Sân bay quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự. Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đến ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay quốc tế đầu tiên hạ cánh.
Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và khánh thành vào tháng 10 năm 2001.
Hạ tầng kỹ thuật:
Tọa độ sân bay:
- 21°13'18 vĩ Bắc
- 105°36'16 kinh Đông.
Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Ngày 15 tháng 9 năm 2005, sân bay quốc tế Nội Bài đã được tổ chức TÜV NORD CERT (Đức) trao chứng chỉ ISO 9001:2000.
Năng lực
Sức chứa nhà ga là 4.000 hành khách, và công suất tối đa 6.000.000 hành khách/năm. Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², 1 nhà ga hành khách T1 với tổng diện tích 90.000 m².
Nhà ga T2 dự kiến xây dựng có 4 tầng, tổng diện tích sàn 90 ha. Công trình vào tháng 2 năm 2006 đang ở giai đoạn lập dự án nghiên cứu khả thi. Dự kiến tổng kinh phí đầu tư khoảng 31 tỉ yen Nhật. Theo quy hoạch chung đến năm 2020, Sân bay quốc tế nội bài sẽ được nâng cấp để đạt công suất 50 triệu hành khách năm, trở thành một trong những trung tâm vận tải hàng không hàng đầu trong khu vực, có sân bay quốc tế dự bị là Cát Bi (Hải Phòng).
Nhà thầu chính Công ty cổ phần LILAMA69-1
Địa chỉ : 17 Lý Thái Tổ - Thành Phố Bắc Ninh. Phone: +84-2413-821212 - Fax: +84-2413-820584
Được thành lập năm 1961 tiền thân là công trường lắp máy phân đạm Hà Bắc và công trường lắp máy điện Uông bí. Trải qua hơn 45 năm hoạt động và phát triển đến nay Công ty đã có số cán bộ công nhân viên vô cùng hung hậu cả về số lượng và chất lượng, với hơn 1800 cán bộ công nhân viên. Cơ cấu tổ chức gồm 8 Phòng ban, 1 Trung tâm tư vấn khoa học công nghệ, 3 Xí nghiệp, 1 Nhà máy chế tạo, 7 Đội công trình. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giàu kinh nghiệm, năng động, hàng trăm kỹ sư giỏi đầy nhiệt huyết với nghề nghiệp, số thợ hàn và các thợ lành nghề khác đạt chứng chỉ quốc tế có trên 450 người.
Những năm qua mọi thế hệ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã lắp đặt hàng trăm công trình trên khắp cả nước như; Nhiệt điện Uông bí mở rộng 300MW, Nhiệt điện Phả lại, nhiệt điện Na dương, Phân đạm và hoá chất Hà Bắc, khí công nghiệp Bắc Việt Nam (NVIG), Công ty Đáp Cầu, Công ty Kính nổi Việt - Nhật (VFG), Xi măng Chin- Fon Hải Phòng, Sao Mai, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phòng mới… Những công trình mà công ty tham gia lắp đặt luôn luôn đảm bảo theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và bốn mục tiêu như sau:
AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG - TIẾN ĐỘ - HIỆU QUẢ
Từ năm 2001 Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực gia công chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện, đặc biệt có những sản phẩm đã được xuất khẩu ra các nước như; Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Cùng với LILAMA làm tổng thầu EPC dự án Nhiệt điện Uông bí mở rộng 300MW thêm một lần nữa khẳng định về năng lực tổ chức, quản lý cũng như con người và tài chính của Công ty.
Hiện nay Công ty cồ phần LILAMA69-1 luôn là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều nhà thầu, chủ đầu tư trong nước và nước ngoài.

 

.

Số lượt truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay256
mod_vvisit_counterTổng1452142

Chúng ta có: 26 khách trực tuyến

Tỷ giá ngoại tệ